Khai thác tài nguyên giáo dục mở – OER (Open Educational Resources)- Khóa 2

Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM phối hợp với Hiệp Hội Các Trường Cao đẳng Trung cấp kinh tế – Kỹ thuật (ATEC) tập huấn trực tuyến chuyên đề “Khai thác tài nguyên giáo dục mở – OER (Open Educational Resources)”- Khóa 2.

Thành phần dự khai giảng lớp tập huấn trực tuyến:

– Thầy Trần Công Chánh – Chủ tịch Hiệp Hội Các Trường Cao đẳng Trung cấp kinh tế – Kỹ thuật (ATEC).

– Thầy Lâm Văn Quản – Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM -Trưởng ban.

– Thầy Hoàng Quốc Long – Phó Chủ tịch Hôi – Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nguyễn Tất Thành, Phó ban Thường trực.

– Thầy Trần Thanh Hải – Phó Chủ tịch Hội – Hiệu trưởng trường Cao đẳng Viễn Đông, Phó ban.

– Cô Đào Thị Lê – Tổng Thư ký Hiệp Hội ATEC, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Công Thương – CCI, Phó ban.

– Thầy Lê Trung Nghĩa – Chuyên gia Tài Nguyên Giáo dục Mở.

Và 137 Thầy cô từ các Trừờng Cao đẳng, Trung cấp là hội viên Hiệp hội ATEC và Hội viên Hội Giáo dục nghề nghiệp Tp. HCM đã đến với lớp tập huấn trực tuyến.

Lớp học diễn ra 2 ngày với nội dung tập huấn trực tuyến: 1). Triết lý của nguồn mở; 2). Khái niệm cơ bản về OER; 3). Hệ thống giấy phép của thế giới nguồn mở; 4). Khai thác OER; 5). Khía cạnh tài chính và mô hình kinh doanh; 6). Chính sách OER và Khoa học Mở trên thế giới; 7). Chính sách và hoạt động OER ở Việt Nam; 8). Kịch bản giả tưởng cho giáo dục Việt Nam.

Zalo
NGƯT. TS Trần Công Chánh – Chủ tịch Hiệp hội các trường CĐ KT-KT Việt Nam

Phát biểu khai mạc buổi tập huấn trực tuyến, NGƯT. TS Trần Công Chánh – Chủ tịch Hiệp hội các trường CĐ KT-KT Việt Nam nhấn mạnh vấn đề khai thác tài nguyên giáo dục mở thật sự cấp thiết cho mỗi trường, đặt biệt là chiến lược phát triển của mỗi trường đáp ứng theo xu hướng cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Đòi hỏi mỗi trường cùng nhau chia sẽ nguồn lực để cùng nhau phát triển, đặt biệt là nguồn lực về trí tuệ, chia sẽ nguồn tài nguyên giáo dục mở góp phần đa dang hóa nội dung, phương thức đào tạo phù hợp với xu thế của công nghệ 4.0. Đồng thời, thích ứng nhanh với sự thay đổi của sự phát triển kinh tế số, xã hội số hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *